Kỷ nguyên mới ở Đức
Ông Friedrich Merz được đánh giá sẽ tạo ra bước ngoặt cho Đức Ảnh: Reuters
Ngay sau khi cầm chắc chiến thắng, lãnh đạo phe bảo thủ Friedrich Merz, người dự kiến trở thành thủ tướng tiếp theo của Đức, đã bắt tay ngay vào thành lập một liên minh cầm quyền để nhanh chóng giải quyết các cuộc khủng hoảng: trong nước là sự chia rẽ về vấn đề di cư và bên ngoài là thế kẹt giữa một nước Mỹ quay lưng với châu Âu và Nga - Trung Quốc ngày càng quyết đoán.
Có thể nói rằng kỷ nguyên của Merkel sắp kết thúc, Friedrich Merz rất khác so với cả Merkel và Scholz.Nhà quan sát chính trị PAUL HOCKENOS"Thế giới không chờ đợi chúng ta"Theo kết quả sơ bộ bầu cử quốc hội sớm, CDU/CSU về nhất với 29% số phiếu ủng hộ, đảng cực hữu "Sự lựa chọn vì nước Đức" (AfD) về thứ hai với 19,6%, tiếp theo là Đảng Dân chủ xã hội (SPD) của đương kim Thủ tướng Olaf Scholz 16%.
Số phiếu còn lại thuộc về Đảng Xanh (13,3%), đảng cánh tả Linke (8,6%), Đảng Dân chủ tự do (FDP, 4,9%) và Liên minh Sahra Wagenknecht (BSW) cực tả 4,8%.
Ông Merz đặt mục tiêu thành lập chính phủ vào dịp Lễ Phục sinh (20-4). "Thế giới ngoài kia không chờ đợi chúng ta và không chờ đợi những cuộc đàm phán và thương lượng liên minh kéo dài" - Hãng tin AFP dẫn lời ông Merz nói.

Chính trị gia bảo thủ cấp cao của CDU Jens Spahn cho biết các cuộc đàm phán đầu tiên sẽ được tổ chức "vào tuần này,phim sex hoa kỳ trong vài ngày tới".
Theo giới phân tích, sex kich dục CDU/CSU có thể liên kết với SDP hoặc Đảng Xanh bởi trước đó liên minh này đã bác bỏ việc bắt tay với phe cực hữu. Tuy nhiên AfD và Đảng Linke, vốn phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine, có đủ lá phiếu để gây khó dễ cho cho ông Merz nếu muốn nâng trần nợ.
Vấn đề nội bộ lớn nhất của Đức là nền kinh tế yếu kém và chính sách tị nạn. "Bạn có thể cảm nhận được sự bất ổn trong số người Đức. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để tạo ra hướng thay đổi ở Đức", lãnh đạo CSU Markus Soder cam kết.
Tuy nhiên, các chính sách sắp tới như tăng chi tiêu quân sự, khôi phục hạ tầng, chuyển đổi thân thiện hơn với môi trường sẽ ngốn hàng tỉ euro trong khi nền kinh tế Đức đang rơi vào khủng hoảng lớn nhất kể từ khi tái thống nhất năm 1990.
Trong khi đó, dù tuyên bố sẽ xây dựng lại vị thế của Đức trên thế giới, một trong những động thái đầu tiên của ông Merz sau khi nắm quyền có thể là siết chặt biên giới. Sau loạt các vụ tấn công chết người đã làm lung lay lòng tin của công chúng, ông Merz đã hứa sẽ thực hiện chiến dịch "không khoan nhượng" để khôi phục trật tự và sẽ giam giữ những người xin tị nạn bị từ chối đang chờ trục xuất.
Kỳ vọng của châu ÂuĐây là cuộc bầu cử đầu tiên của Đức kể từ khi nổ ra chiến sự Nga - Ukraine, trong đó Berlin là nước viện trợ cho Kiev nhiều thứ hai sau Mỹ. Nhưng tình hình đã thay đổi kể từ khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng và "quay lưng" với châu Âu.
Theo Washington, việc hỗ trợ thêm cho Ukraine nên là của châu Âu và lục địa này cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn đối với năng lực phòng thủ của chính mình.
Điều này có nghĩa là Chính phủ Đức cần nhanh chóng xác định các ưu tiên của mình, đặc biệt là nếu muốn đảm nhận vai trò lãnh đạo mà CDU đã nói trong chiến dịch tranh cử.
"Là nước Đức, chúng ta cần đảm nhận vai trò lãnh đạo ở châu Âu, không phải từ bên trên, mà là với Pháp, với Ba Lan, với một Liên minh châu Âu vững mạnh" - Tổng thư ký CDU Carsten Linnemann nhấn mạnh trước cuộc bỏ phiếu.
Ông Merz (69 tuổi) chưa từng phụ trách vị trí bộ trưởng trong Chính phủ Đức. Tuy nhiên, ông cam kết sẽ phối hợp với các đồng minh để đưa nước Đức trở lại vị thế trung tâm châu Âu. Ngoài ra, ông cũng chủ trương thúc đẩy năng lực quốc phòng của châu Âu trong bối cảnh "lục địa già" và Mỹ gia tăng căng thẳng về vấn đề Ukraine cũng như tài trợ cho NATO.
"Đối với tôi, đẩy nhanh tăng cường sức mạnh châu Âu sẽ là ưu tiên hàng đầu để từng bước độc lập với Mỹ về quốc phòng" - ông nói sau khi chỉ trích Washington "can thiệp" vào cuộc bầu cử của Berlin.
Trong khi đó, châu Âu cũng sốt ruột không kém. Sau cuộc bầu cử, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Kaja Kallas đã kêu gọi Đức nhanh chóng thành lập một liên minh mới khi khối này đang phải đối mặt với thách thức quan trọng.
"Người dân Đức đã đưa ra lựa chọn và giờ họ cần thành lập chính phủ. Tôi hy vọng họ sẽ làm điều đó càng nhanh càng tốt vì chúng ta thực sự cần phải tiếp tục đưa ra các quyết định ở cấp độ châu Âu đòi hỏi có sự tham gia của Đức", bà Kallas nói.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte cũng chúc mừng ông Merz và "mong được hợp tác với ông trong thời điểm then chốt này của chúng ta về an ninh chung. Việc châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng là rất quan trọng và vai trò lãnh đạo của ông sẽ là chìa khóa".
Ông Friedrich Merz sinh ra và sống tại vùng Sauerland thuộc tiểu bang North Rhine-Westphalia, phía tây nước Đức. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1985, ông hoạt động trong lĩnh vực luật trước khi tham gia chính trị. Sự nghiệp của ông bắt đầu năm 1989 khi ông lần đầu tiên được bầu vào Nghị viện châu Âu, theo The New York Times.
Đến năm 1994, ông được vào Quốc hội Đức. Năm 2000, ông được bầu làm chủ tịch nhóm nghị sĩ CDU/CSU trong Quốc hội Đức, cùng thời điểm bà Angela Merkel được bầu làm chủ tịch CDU. Khi đó, hai người là đối thủ của nhau trong cuộc đua giành quyền lãnh đạo Đảng CDU.